Bạn sẽ có câu trả lời khi đọc bài Làm cách nào để ngủ ít hơn mà vẫn làm việc nhiều hơn trên sachdoanhtri.blogspot.com
Vì sao ngủ nhiều đồng nghĩa báo hiệu cho sự mất thăng bằng trong giấc ngủ? Điều gì giải thích cho thói quen dậy rất đúng giờ mà không cần báo thức? Hay một số người ra nước ngoài lệch múi giờ lại bị mất ngủ trong vài tuần đầu?
Trước hết bạn cần hiểu một chút về giấc ngủ.
Khi ngủ, bạn trải qua 4 giai đoạn: Ngủ mơ màng (giai đoạn 1 và 2 – chiếm khoảng 50% thời gian ngủ), Ngủ sâu (giai đoạn 3 và 4 – chiếm gần 25% thời gian) và Ngủ REM (mắt chuyển động nhanh và sắp thức – chiếm 25%).
Khi ngủ, bạn trải qua 4 giai đoạn: Ngủ mơ màng (giai đoạn 1 và 2 – chiếm khoảng 50% thời gian ngủ), Ngủ sâu (giai đoạn 3 và 4 – chiếm gần 25% thời gian) và Ngủ REM (mắt chuyển động nhanh và sắp thức – chiếm 25%).
Ngủ bao nhiêu mới gọi là đủ? |
Bạn dễ đi ngủ, bởi hai yếu tố sau:
· Nhiệt độ cơ thể
· Hóc môn Melatonin
Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, cơ thể mong muốn được ngủ, ngược lại, khi nhiệt độ bắt đầu tăng chúng ta thường tỉnh táo hơn. Nhiệt độ con người bắt đầu giảm lúc 10h đêm và thấp nhất 4h sáng, sau đó tăng dần. Do đó, bạn có thể vận động mỗi khi cơn ngủ kéo đến để được tỉnh táo hơn. Một lời khuyên tốt là nên phơi nắng buổi sáng ít nhất 10ph. Nó không những giúp bạn tăng thân nhiệt mà còn giúp giảm hóc môn Melatonin.
Hóc môn Melatonin (gọi đùa là hóc môn ma cà rồng) được sản sinh tại võng mạc và một số nơi khác, khi gặp bóng tối. Hóc môn này kích thích giấc ngủ, nhưng có thể được kìm hãm nếu mắt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều. Vì vậy, không những nên thường xuyên vận động mà bạn còn nên đi dạo ngoài trời nữa (tất nhiên tránh buổi trưa, tia cực tím mạnh, bình minh và hoàng hôn thì tia cực tím yếu nhất).
Khi hiểu về hai yếu tố trên, bạn có thể bắt đầu quan sát thân nhiệt mình trong ngày và điều chỉnh theo kế hoạch riêng của bạn. Bên cạnh đó, để tái tạo năng lượng thì một giấc ngủ ngắn, như ngủ trưa, là không kém quan trọng. Thời gian nên từ 10- 45ph (ở một số người có thể lớn hơn 45ph), vì trong khoảng thời gian này, cơ thể sẽ ở giai đoạn 2. Nếu bạn ngủ 2- 3 tiếng và thức dậy trong trạng thái thấy lờ đờ, ngáp liên tục, mệt mỏi thì hẳn bạn đã rơi vào trạng thái 3 (hoặc 4) – ngủ sâu (tim đập chậm, cơ bắp, mạch giãn nở,huyết áp giảm).
Tôi bắt gặp sachdoanhtri.blogspot.com khi tìm về “Cách nói chuyện trước công chúng”. Quả thật ở đây có nhiều ebooks rất hữu ích. Có thể một số người sẽ vẫn bảo vệ quan điểm “bản quyền”, vì sách được viết với lao động cơ bắp và trí óc của tác giả, vì tiền xuất bản, in ấn.... Và cũng sẽ có nhiều người ủng hộ sự chia sẻ, nó ít tốn kém và từ đó, người ta gặp nhau bởi sự tìm kiếm và tiến đến những cái chung.
Ngủ bao nhiêu mới gọi là đủ? Làm thế nào để ngủ ít hơn mà vẫn làm việc nhiều hơn - từ SachDoanhTri.blogspot.com