Loại
nhà này thích hợp đối với những mảnh đất có diện tích từ 80 đến 120 m2
trở lên. Khi đất nhỏ hơn, nhà ở biệt thự hai tầng sẽ không kinh tế vì
các không gian sinh hoạt khi đó sẽ bị hạn chế.
Biệt thự gia đình hai tầng phổ biến thường có mái dốc hoặc mái bằng. Khi diện tích tầng trên bằng tầng dưới, được gọi là nhà hai tầng hoàn toàn. Ngoài ra, còn có loại nhà biệt thự hai tầng không hoàn toàn, chủ yếu sử dụng mái dốc, thích hợp với trường hợp đất có độ dốc lớn. Kiểu biệt thự này thường có cấu trúc một phần nhà hai tầng, một phần nhà một tầng. Phần một tầng có chiều cao lớn dùng làm phòng sinh hoạt chung, tăng thêm tính chất phong phú của không gian hoặc phù hợp với một số địa hình nhất định. Ngoài ra còn có biệt thự hai tầng mái dốc, có tầng áp mái với chiều cao tối thiểu khoảng 2,2 m.
Ưu điểm lớn nhất của nhà gia đình theo dạng biệt thự hai tầng là có thể dễ dàng bố trí các không gian. Kiến trúc sư cũng có nhiều đất để tự do thể hiện ý tưởng sáng tạo, thiết kế được những căn nhà độc đáo, thẩm mỹ nhưng không kém phần thuận tiện.
Mô hình chung của những căn nhà thế này, tầng một ngoài sân vườn, thường sẽ dành diện tích chủ yếu cho garage, cầu thang, kho, khu vệ sinh, bếp ăn và phòng khách (phòng người già nếu có). Cửa ra vào chính thường rộng, có thể thiết kế cửa sau hoặc ngách tùy theo vị trí và hình dạng khu đất. Cửa sổ cũng không bị hạn chế để tận dụng được ánh sáng tự nhiên. Phòng ăn - bếp và khách là những yếu tố quan trọng của tầng một. Tại đây, nên nghiên cứu thiết kế những góc nhìn đẹp ra phần cảnh quan trong khuôn viên của ngôi nhà, tạo sự gắn kết mật thiết giữa trong và ngoài, giữa không gian sử dụng và cảnh quan thiên nhiên của sân vườn của biệt thự. Vẻ đẹp không gian sẽ được tôn thêm bằng hệ thống cảnh quan xung quanh, bằng sân vườn, tiểu cảnh trang trí...
Tuỳ thuộc vào khuôn viên rộng, hẹp, garage sẽ được bố trí ở vị trí thích hợp, nhưng thông thường thẳng cổng chính. Chiều cao tầng nhà cũng sẽ được cân nhắc sao cho có sự ăn nhập hài hoà nhất với khuôn viên.
Tầng hai sẽ chỉ là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của những người trong nhà. Sảnh lớn liên kết giữa các phòng có thể làm phòng sinh hoạt chung. Các phòng ngủ nên bố trí theo vòng ngoài để tận hưởng ánh sáng tự nhiên, cũng có thể thiết kế ban công, nhưng không nên nhiều quá vì thực chất không sử dụng nhiều. Khi có ban công, chú ý những khoảng xanh, vì cảnh quan của khuôn viên xung quanh chính là "sở hữu" của gia chủ. Điều này giúp người cư ngụ tận hưởng được không khí trong lành, và đây cũng là những nét đặc trưng của căn biệt thự.
Tuỳ theo mức độ sử dụng, tính chất của gia chủ, có thể kết hợp nơi làm việc, đọc sách trong phòng ngủ lớn hoặc thiết kế độc lập...
Một số mẫu mặt tiền nhà biệt thự hai tầng:
Biệt thự gia đình hai tầng phổ biến thường có mái dốc hoặc mái bằng. Khi diện tích tầng trên bằng tầng dưới, được gọi là nhà hai tầng hoàn toàn. Ngoài ra, còn có loại nhà biệt thự hai tầng không hoàn toàn, chủ yếu sử dụng mái dốc, thích hợp với trường hợp đất có độ dốc lớn. Kiểu biệt thự này thường có cấu trúc một phần nhà hai tầng, một phần nhà một tầng. Phần một tầng có chiều cao lớn dùng làm phòng sinh hoạt chung, tăng thêm tính chất phong phú của không gian hoặc phù hợp với một số địa hình nhất định. Ngoài ra còn có biệt thự hai tầng mái dốc, có tầng áp mái với chiều cao tối thiểu khoảng 2,2 m.
Ưu điểm lớn nhất của nhà gia đình theo dạng biệt thự hai tầng là có thể dễ dàng bố trí các không gian. Kiến trúc sư cũng có nhiều đất để tự do thể hiện ý tưởng sáng tạo, thiết kế được những căn nhà độc đáo, thẩm mỹ nhưng không kém phần thuận tiện.
Mô hình chung của những căn nhà thế này, tầng một ngoài sân vườn, thường sẽ dành diện tích chủ yếu cho garage, cầu thang, kho, khu vệ sinh, bếp ăn và phòng khách (phòng người già nếu có). Cửa ra vào chính thường rộng, có thể thiết kế cửa sau hoặc ngách tùy theo vị trí và hình dạng khu đất. Cửa sổ cũng không bị hạn chế để tận dụng được ánh sáng tự nhiên. Phòng ăn - bếp và khách là những yếu tố quan trọng của tầng một. Tại đây, nên nghiên cứu thiết kế những góc nhìn đẹp ra phần cảnh quan trong khuôn viên của ngôi nhà, tạo sự gắn kết mật thiết giữa trong và ngoài, giữa không gian sử dụng và cảnh quan thiên nhiên của sân vườn của biệt thự. Vẻ đẹp không gian sẽ được tôn thêm bằng hệ thống cảnh quan xung quanh, bằng sân vườn, tiểu cảnh trang trí...
Tuỳ thuộc vào khuôn viên rộng, hẹp, garage sẽ được bố trí ở vị trí thích hợp, nhưng thông thường thẳng cổng chính. Chiều cao tầng nhà cũng sẽ được cân nhắc sao cho có sự ăn nhập hài hoà nhất với khuôn viên.
Tầng hai sẽ chỉ là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của những người trong nhà. Sảnh lớn liên kết giữa các phòng có thể làm phòng sinh hoạt chung. Các phòng ngủ nên bố trí theo vòng ngoài để tận hưởng ánh sáng tự nhiên, cũng có thể thiết kế ban công, nhưng không nên nhiều quá vì thực chất không sử dụng nhiều. Khi có ban công, chú ý những khoảng xanh, vì cảnh quan của khuôn viên xung quanh chính là "sở hữu" của gia chủ. Điều này giúp người cư ngụ tận hưởng được không khí trong lành, và đây cũng là những nét đặc trưng của căn biệt thự.
Tuỳ theo mức độ sử dụng, tính chất của gia chủ, có thể kết hợp nơi làm việc, đọc sách trong phòng ngủ lớn hoặc thiết kế độc lập...
Một số mẫu mặt tiền nhà biệt thự hai tầng: