Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một thời gian dài.
Đo lường tỷ lệ lạm phát dựa vào 3 chỉ số:
- CPI Consumer Price Index
- PPI Producer Price Index
- GDP Deflator
Tỷ lệ lạm phát = [ Ip/Ip-1 – 1] x 100%
Trong đó, Ip là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của kỳ đang tính và Ip-1 là CPI của kỳ trước. Như vậy, để tính được tỷ lệ lạm phát, trước hết chúng ta cần hiểu chỉ số giá tiêu dùng là gì và sau đó áp dụng vào công thức trên.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI là mức giá chung, hay nói chính xác hơn là số trung bình của giá nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Đầu tiên, cơ quan chức năng sẽ chọn một rổ hàng hóa, gồm những mặt hàng mà một hộ gia đình tiêu biểu ở thành thị tiêu dùng (trong một tháng chẳng hạn). Tiếp theo, gắn trọng số của các mặt hàng trong rổ và tính:
Ipj là giá mặt hàng thứ j và dj là tỷ trọng tiêu dùng của mặt hàng thứ j.
Phần trên, chúng ta vừa bàn đến CPI và sự tăng giá hàng hóa, dịch vụ trong tiêu dùng, còn trong sản xuất? Đó sẽ là chủ đề tiếp theo.
Từ cách tính, các bạn sẽ “nghi ngờ” ở tỷ trọng, bởi khi giá một loại hàng hóa tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang hàng thay thế nên tỷ trọng này (thay vì phải giảm xuống thì lại) giữ nguyên, dẫn đến sự đánh giá “quá cao” sự tăng giá.
Phần trên, chúng ta vừa bàn đến CPI và sự tăng giá hàng hóa, dịch vụ trong tiêu dùng, còn trong sản xuất? Đó sẽ là chủ đề tiếp theo.
Cách tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI như thế nào?